Tiếng Quảng Đông trong văn hóa Trung Quốc
Với lịch sử trải dài qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển, đã giúp cho Trung Quốc trở thành một quốc gia có nền văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng trong nhiều phương diện từ ẩm thực, nghệ thuật,…đến ngôn ngữ.
Ở phương diện ngôn ngữ, tiếng Trung Quốc được chia làm nhiều nhánh. Trong đó, tiếng Quảng Đông (广东话) là một trong những nhánh chính, được nhiều người sử dụng, chỉ xếp sau tiếng Phổ thông (普通话) và tiếng Ngô (吴语).
Tiếng Quảng Đông – lịch sử hình thành và phạm vi phân bố
Trong tiếng Quảng Đông bao gồm nhiều phương ngôn khác nhau, trong đó hai phương ngôn đóng vai trò quan trọng là tiếng Quảng Châu (广州话) và tiếng Đài Sơn (台山话).
Tiếng Quảng Châu (广州话)
Tiếng Quảng Châu là phương ngôn chiếm ưu thế của tiếng Quảng. Từ thời nhà Tần, Quảng Châu đã là trung tâm kinh tế, văn hóa trọng điểm. Tới nay, nơi này đã trở thành Thành phố cảng lớn nhất Trung Quốc và là thủ phủ của tỉnh Quảng Đông. Tại đây, tiếng Quảng Châu được sử dụng phổ biến như một nền văn hóa bản địa.
Tại hai đặc khu hành chính Hồng Kông và Ma Cao, có đường ranh giới giáp với tỉnh Quảng Đông. Tổ tiên người Hồng Kông, Ma Cao chủ yếu là gốc người Hoa đến từ Quảng Châu. Do vậy, tiếng Quảng Châu chính là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất ở 2 khu vực này. Tiếng Hồng Kông và tiếng Ma Cao là một nhánh nhỏ khác của phương ngữ Quảng Châu.
Tiếng Đài Sơn (台山话)
Tiếng Đài Sơn được sử dụng nhiều ở khu vực phía Nam tỉnh Quảng Đông. Đặc biệt là khu vực huyện Đài Sơn nằm ở rìa phía tây châu thổ sông Châu Giang. Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhiều người Hán tại đây đã di cư đến vùng Bắc Mỹ. Từ đây, tiếng Đài Sơn đã trở thành một ngôn ngữ ưu thế được nói ở các khu phố Tàu tại Canada và Hoa Kỳ.
Ngoài ra, tiếng Quảng Đông còn được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người Hoa kiều sống ở khu vực Đông Nam Á (đáng chú ý nhất là ở Việt Nam, Malaysia, Singapore) và nhiều nơi khác trên thế giới.
Tiếng Quảng Đông trong đời sống văn hóa của người Trung Quốc
Tiếng Quảng Đông rất khác biệt và không thể thông hiểu qua lại được cùng với các phương ngữ khác trong tiếng Trung Quốc. Nó đặc trưng cho đặc điểm văn hóa và đặc tính dân tộc của một bộ phận người Trung Quốc. Tiếng Quảng Đông chỉ bảo lưu được nhiều nhất các phụ âm cuối và hệ thống thanh điệu, nhưng lại không bảo tồn được một số phụ âm đầu và giữa như các phương ngôn khác.
Hiện nay, tiếng Quảng Đông đã được phiên âm bằng kí tự Latinh để giúp cho việc gõ chữ trên máy tính trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Hệ thống chữ viết vẫn sử dụng bộ chữ Hán phồn thể. Khu vực Quảng Châu, Hồng Kông từ thế kỷ 18 là nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống, nên một số từ vựng trong tiếng Quảng còn chịu ảnh hưởng phát âm của tiếng Anh.
So sánh với tiếng Phổ thông, trong văn viết tiếng Quảng Đông còn có một số từ ngữ mà tiếng Phổ thông không có. Trong giao tiếp, đôi khi cách dùng từ cũng không giống nhau. Ví dụ như từ “không có” trong tiếng Phổ thông là 没有/méiyǒu/, tiếng Quảng Đông là 冇/mou5/. Tiếng Quảng Đông trong văn nói thường sử dụng từ 啊 /a3/ cuối câu nhiều hơn so với tiếng Phổ thông.
Tiếng Quảng Đông tuy vẫn được sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc và nhiều nơi trên thế giới, nhưng số người theo học thì ngày càng ít. Và nơi dạy tiếng Quảng Đông cũng ngày càng không phổ biến và khó tìm kiếm. Do đa phần người ta chỉ lựa chọn học tiếng Phổ thông, bởi đây là ngôn ngữ được dùng trong học tập ở trường học và cũng là quốc ngữ của Trung Quốc từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền năm 1949.
Ngày nay thì tiếng Quảng Đông đang ngày càng bị mai một. Do chính quyền Trung Quốc đang muốn ngôn ngữ hóa toàn bộ bằng sử dụng tiếng Phổ thông. Người dân tại khu vực như Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao,…vẫn đang tích cực giữ gìn và bảo tồn ngôn ngữ này như một bản sắc văn hóa truyền thống bản địa lâu đời.
Du học sinh Việt Nam có nên học tiếng Quảng Đông không?
Xét về mặt phát âm, bản chữ viết thì việc học tiếng Phổ Thông sẽ đơn giản và dễ dàng hơn nhiều so với học tiếng Quảng Đông. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn học tiếng Phổ Thông trước, sau đó dựa trên nền tảng tiếng Phổ thông sẽ có thể học tiếng Quảng Đông dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều.
Nếu xét về mức độ phổ biến, trong hệ thống ngôn ngữ của Trung Quốc thì tiếng Phổ thông được sử dụng là ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc. Đây là ngôn ngữ được dùng trong giảng dạy tại các trường học và sử dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, radio,… Mật độ người nói tiếng Phổ thông ở Trung Quốc cũng như trên thế giới nhiều hơn so với người dùng tiếng Quảng Đông. Do vậy, việc học tiếng Phổ thông sẽ có nhiều lợi thế hơn tiếng Quảng.
Nếu bạn có dự định làm việc, học tập hay du lịch tại Trung Quốc đại lục thì nên chọn học tiếng Phổ thông hay vì tiếng Quảng Đông. Còn nếu muốn sống và làm việc tại Hồng Kông, Ma Cao thì nên tập trung vào học tiếng Quảng Đông. Vì đa phần người dân ở 2 khu vực này tuy đều có thể nói tiếng Phổ thông bởi vì sự cần thiết khi làm ăn với Trung Quốc. Nhưng có đến 90% người Hồng Kông, Ma Cao sử dụng tiếng Quảng Đông thông dụng như là ngôn ngữ mẹ đẻ và họ cũng khá nhạy cảm khi sử dụng tiếng Phổ thông trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.
Qua bài viết “Tiếng Quảng Đông trong văn hóa Trung Quốc” mà Yêu tiếng Trung chia sẻ trên đây hi vọng đã phần nào giúp cho Bạn đọc hiểu rõ thêm về tiếng Quảng Đông, một trong những nhánh ngôn ngữ thông dụng và thú vị của Trung Quốc.
0 Comments